Giới thiệu

Chiến lược Khoa Công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030

  1. Thực trạng của Khoa CNTT
    1. Đào tạo
  1. Tuyển sinh và quy mô đào tạo

Bảng 1. Quy mô tuyển sinh và đào tạo

Stt

Ngành

Hệ

Số lượng SV nhập học

Quy mô K13- K16

2018

2019

2020

2021

1

Công nghệ thông tin

ĐH

404

389

415

461

1671

2

Khoa học máy tính

ĐH

114

130

147

136

574

3

Kỹ thuật phần mềm

ĐH

227

266

284

299

1077

4

Hệ thống thông tin

ĐH

124

129

158

149

561

5

Công nghệ ĐPT

ĐH

Mở năm 2021

6

Hệ thống thông tin

ThS

16

3

12

15

30

Tổng:

885

917

1.016

1.060

3913

  1. Công tác phát triển và kiểm định chương trình đào tạo
  • Xây dựng hồ sơ mở ngành mới CNĐPT;
  • Xây dựng chương trình đào tạo ngành CNTT theo CDIO;
  • Chỉnh sửa CTĐT thạc sĩ ngành HTTT;
  • Hoàn thành kiểm định chương trình đào tạo ngành CNTT;
  • Hoàn thành tự đánh giá, chuẩn bị đánh giá ngoài ngành HTTT;
  • Thực hiện đề án xây dựng và vận hành CTĐT ngành KHMT theo định hướng kiểm theo tiêu chuẩn ABET;
  • Xây dựng bài giảng điện tử cho 17 học phần;
  • Xây dựng mới và cập nhật đề cương chi tiết học phần, hướng dẫn giảng dạy, hướng dẫn đánh giá kết quả học tập theo KH.
  1. Công tác tổ chức đào tạo

Trong thời gian qua, toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa đã thực hiện tốt công tác chuyên môn giảng dạy đối với các lớp học lý thuyết cũng như thực hành, đảm bảo duy trì nề nếp học tập và hoàn thành đúng tiến độ đào tạo trong điều kiện covid 19. Kết quả cụ thể như Bảng 2.

Bảng 2. Kết quả đào tạo

Nội dung

2019-2020

2020-2021

Tốt nghiệp các hệ

Tốt nghiệp

21%

29%

Khá trở lên

22%

38%

ĐH

Tốt nghiệp

64%

61%

Khá trở lên

91%

95%

Lên lớp, học tiếp các hệ

Học tiếp

Không xét

Không xét

Khá trở lên

ĐH

Học tiếp

99%

99%

Khá trở lên

48%

59%

    1. Khoa học công nghệ

Bảng 3. Hoạt động khoa học công nghệ

Hoạt động KHCN

Năm học 2018÷2019

Năm học 2019÷2020

Năm học 2020÷2021

1. Số lượng bài báo, trong đó:

18 bài

20 bài

20 bài

- Tạp chí và hội thảo quốc tế

1 bài

5 bài

6 bài

- Bài báo đăng ở tạp chí ISI/Scopus

8 bài

3 bài

2 bài

2. Đề tài NCKH

02 đề tài (cấp cơ sở)

1 đề tài cấp cơ sở; 1 đề tài NAFOSTED

1 đề tài cấp nhà nước, 6 đề tài (cấp cơ sở)

3. Giáo trình/sách chuyên khảo

0 cuốn

03 cuốn

06 cuốn

4. Đề tài SVNCKH

(Số lượng SV tham gia)

16 đề tài

(43 SV)

12 đề tài

(39 SV)

22 đề tài

(74 SV)

4. Tổng số giờ khoa học

3.661,4 giờ

7.424,2 giờ

6.204 giờ

5. Số giờ khoa học bình quân

71,79

giờ/GV

154,67

giờ/GV

132 giờ/GV

    1. Đội ngũ và cơ cấu tổ chức
  1. Cơ cấu tổ chức của khoa CNTT
Chiến lược Khoa Công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030

Tổng số viên chức và người lao động (cơ hữu): 52 người.

Trong đó;

    • Giảng viên: 46.5 người; Chuyên viên: 5.5 người
    • Nam: 31 người Nữ: 21 người
    • Tiến sĩ: 11 người Thạc sĩ: 39 người, Đại học: 02 người
    • Tỷ lệ giảng viên trình độ Tiến sỹ: 25,8%

Giảng viên mời giảng: 01 PGS.

Ngoài ra đội ngũ giảng viên CNTT còn có: 4 TS, hơn 30 Ths tại các đơn vị trong trường.

Ban chủ nhiệm khoa, gồm:

TS. Đặng Trọng Hợp - Trưởng khoa; TS. Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng khoa TS. Phạm Văn Hà - Phó Trưởng khoa

Bộ môn, tổ trực thuộc khoa: 5 bộ môn và 1 tổ KTHC

Bảng 4. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Chỉ tiêu

Số lượng

Tỷ lệ

1. Theo trình độ

(i). Giảng viên

46,5

- Tiến sỹ

11

25,8%

- Thạc sỹ

39

76,3%

(ii). Chuyên viên

4

- Tiến sỹ

0

0,0%

Chỉ tiêu

Số lượng

Tỷ lệ

- Thạc sỹ

4,5

81,8%

2. Theo giới tính

- Nam

31

59,6%

- Nữ

21

40,4%

3. Độ tuổi (độ tuổi trung bình: 38,5 tuổi)

<= 35 tuổi

4

7,7%

36 tuổi ÷ 40 tuổi

10

19,2%

41 tuổi ÷ 45 tuổi

27

51,9%

46 tuổi ÷ 50 tuổi

9

17,4%

Trên 50 tuổi

2

3,8%

4. Theo bộ môn, tổ

Công nghệ phần mềm

8

15,4%

Khoa học máy tính

14

26,9%

Hệ thống thông tin

10

19,2%

Kỹ thuật & Mạng máy tính

9,5

18,3%

Công nghệ đa phương tiện

5

9,6%

Kỹ thuật – Hành chính

5,5

10,6%

Tổng cộng:

52

  1. Khối lượng giảng dạy hàng năm

Bảng 5. Khối lượng giảng dạy (2019 ÷ 2022)

Bộ môn

Năm học 2019÷2020

Năm học 2020÷2021

Năm học 2021÷2022

(dự kiến)

GV

cơ hữu

Khối lượng

Bình quân

GV

cơ hữu

Khối lượng

Bình quân

GV

cơ hữu

Khối lượng

Bình quân

Công nghệ phần mềm

6

4780

797

8

6144

768

Khoa học máy

tính

16

11100

694

14

12090

864

46,5

41.470

892

Hệ thống thông tin

10

8310

831

10

8480

848

Kỹ thuật & Mạng máy tính

9,5

6989

699

9,5

8700

870

Công nghệ đa phương tiện

6

5518

920

5

4730

946

Tổng:

47,5

36697

773

46,5

40.150

854

    1. Cơ sở vật chất
  • - Văn phòng Khoa Công nghệ thông tin tại tầng 6 nhà A1, tổng diện tích các phòng chức năng 475 m2, bao gồm 9 phòng làm việc và 1 phòng họp.
  • - 14 phòng máy dùng cho giảng dạy cơ sở ngành và chuyên ngành (11 phòng tại cơ sở 1 và 3 phòng tại cơ sở 3). Mỗi phòng thực hành được trang bị từ 35 đến 40 máy tính cho sinh viên và 1 máy tính cho giảng viên. Các Phòng được cài đặt các phần mềm để giảng dạy cho tất cả các học phần của các chương trình đào tạo của Khoa.
  • - Các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho một số học phần đặc thù. Các thiết bị này được đặt trong phòng thực hành và sử dụng theo nhu cầu của từng học phần.
  • - Để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, Khoa CNTT trang bị 3 phòng Lab về các lĩnh vực: “Computer Vision & Artificial Intelligence”, “Modeling, Simulation and Optimization” và “Intelligent systems and IoT”.
  • - Để quản trị các phòng máy tính và phục vụ NCKH, Khoa có 4 máy chủ và 4 máy HPC có GPU đặt tại các phòng Lab. Trong năm học 2021 Khoa sẽ xây dựng hệ thống máy chủ trong đó bổ sung máy chủ và hệ thống phần mềm của VMWare để ảo hóa và quản trị, cấp tài nguyên cho giảng viên và sinh viên sử dụng.
    1. Hoạt động khác
  • - Hoạt động hợp tác doanh nghiệp luôn được Khoa quan tâm. Khoa có quan hệ với hầu hết các doanh nghiệp lớn về CNTT ở khu vực phía Bắc (Samsung, LG, FPT, Viettel, VNPT, MISA, Sun*,…), các doanh nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ Khoa trong các hoạt động tham quan trải nghiệm, thực tập, tuyển dụng, tham gia vào quá trình phát triển chương trình đào tạo.
  • - Khoa có 7 câu lạc bộ sinh viên với nhiều hoạt động bổ ích, tạo phong trào học tập và hỗ trợ cho hoạt động đào tạo, truyền thông của Khoa.
  • - Đoàn thanh niên và Công đoàn Khoa luôn đi đầu trong các hoạt động phong trào cũng như hỗ trợ triển khai các hoạt động chuyên môn trong Khoa.
    1. Kết luận
  1. Thế mạnh
    • Nhóm ngành CNTT có vai trò quan trọng, nhu cầu nhân lực cao, được cả xã hội quan tâm trong cuộc CMCN 4.0;
    • Phương thức tổ chức dạy - học được đổi mới theo hướng tích cực và có ứng dụng công nghệ, là nhóm ngành phù hợp cho các hình thức đào tạo kết hợp;
    • Chương trình đào tạo luôn được cập nhật, đổi mới, phù hợp cao với xu hướng công nghệ và nhu cầu của xã hội. Công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo triển khai có hệ thống, lộ trình đảm bảo hết năm 2023 khoa có 100% CTĐT đủ thời gian đã được kiểm định;
    • Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo được Nhà trường quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại, chi phí đầu tư không cao trong khối ngành kỹ thuật;
    • Khoa có mối quan hệ gắn kết với mạng lưới hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT như Samsung, LG, HCL, VNPT, Viettel, FPT, Sun*, VTI, …
    • Tập thể lãnh đạo Khoa và giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, đoàn kết trong thực hiện các nhiệm vụ của Khoa.
  2. Điểm yếu
    • Chất lượng giảng viên chưa đồng đều, thiếu các chuyên gia hàng đầu trong các ngành đào tạo.
    • Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu.
    • Đội ngũ giảng viên trên 40 tuổi chiếm ~73%, có những hạn chế trong các lĩnh vực công nghệ mới, học tập nâng cao trình độ.
    • Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu còn hạn chế.
  3. Cơ hội
    • Nhu cầu nhân lực về CNTT tăng mạnh, xu hướng các trung tâm outsourcing chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều.
    • Xu hướng liên ngành, xuyên ngành, đa ngành ngày càng phổ biến mà trong đó có ứng dụng và đào tạo thuộc nhóm ngành CNTT.
    • Đại dịch covid đã làm thay đổi cách con người làm việc và giao tiếp, trong đó sẽ có nhiều hoạt động được thực hiện trên môi trường số hóa, mạng internet.
    • Sự quan tâm và đầu tư của Nhà trường cho lĩnh vực CNTT nói chung và đào tạo CNTT nói riêng.
  4. Thách thức
    • Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục tiếp tục đặt ra những áp lực nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
    • Ngành CNTT đòi hỏi chương trình đào tạo luôn thay đổi cập nhật, yêu cầu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao trong điều kiện vòng đời của các công nghệ ngày càng rút ngắn.
    • Sự thiếu hụt giảng viên về CNTT, việc thu hút giảng viên có trình độ chuyên môn cao gặp khó khăn do phải cạnh tranh với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.
    • Tính cạnh tranh trong giáo dục đại học ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là sự xuất hiện các trường quốc tế, trường tư chất lượng cao, các trường đại học đều đầu tư mạnh cho nhóm ngành CNTT.
  1. Định hướng phát triển khoa đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030

Khoa CNTT tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Triển khai kế hoạch xây dựng mới, cập nhật chỉnh sửa các chương trình đào tạo. Thực hiện kiểm định chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam và ABET. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên. Đưa Khoa CNTT trở thành một trong những khoa CNTT hàng đầu ở Việt Nam theo định hướng ứng dụng. Các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể như sau:

    1. Đào tạo
  • - Duy trì quy mô tuyển sinh và đào tạo 4.000-4.500 sinh viên, học viên.
  • - Đến năm 2025 đào tạo từ 6 - 7 ngành đại học, 1-2 ngành thạc sĩ, 1 ngành tiến sĩ.
  • - Tất cả các chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc quốc tế (năm 2023 kiểm định xong 3 ngành trình độ đại học: CNTT, HTTT, KTPM, 1 ngành trình độ thạc sĩ: HTTT theo tiêu chuẩn Việt Nam và 1 ngành theo tiêu chuẩn ABET).
  • - Đổi mới phương thức tổ chức đào tạo, ứng dụng công nghệ, hình thành môi trường học tập mở, sáng tạo và trải nghiệm. Số học phần đào tạo kết hợp chiếm trên 30% tổng số học phần, 10-15 học phần dạy bằng ngoại ngữ. 100% các học phần được chuẩn hóa về nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập. Tăng cường dạy-học theo dự án và dạy-học kết hợp với doanh nghiệp.
  • - Một số chỉ tiêu cần đạt được: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn > 70%; tỷ lệ sinh viên thôi học < 5%; thời gian tốt nghiệp đại học <4,5 năm; tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp 1 năm > 95%, mức độ hài lòng của người học về CTĐT > 85%, mức độ hài lòng của đơn vị sử dụng lao động về năng lực người học > 80%.
    1. Khoa học công nghệ

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học để tương xứng tiềm năng của giảng viên, sinh viên trong Khoa, gắn kết nghiên cứu khoa học với chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Chỉ tiệu cụ thể hàng năm như sau:

+ 20 bài báo đăng trên các tạp chí và hội nghị có uy tín, trong đó 20% đăng trên tạp chí được tính điểm tối đa 1 điểm, 10% đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus;

+ 02 giáo trình, tài liệu tham khảo/năm;

+ 03-05 đề tài NCKH các cấp/năm;

+ Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học: 30 đề tài/năm;

+ 02 hội thảo hoặc tọa đàm khoa học hàng năm;

+ 12 seminar báo cáo khoa học về các lĩnh vực đa ngành hàng năm;

+ 100% đề tài NCKH được ứng dụng trong quản lý và đào tạo;

+ 40% đề tài NCKH có sinh viên, học viên cao học tham gia;

+ 20% đề tài NCKH được chuyển giao cho các doanh nghiệp;

+ Đến năm 2025 có 5 lab, trong đó có 2-3 lab với các nhóm nghiên cứu mạnh hoạt động trong các lĩnh vực liên ngành.

    1. Đội ngũ và cơ cấu tổ chức

- Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng các yêu cầu hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng:

+ >30% giảng viên có trình độ tiến sỹ.

+ >75% giảng viên thực giảng được đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

+ 100% giảng viên thực giảng tham gia thực tế tại doanh nghiệp 01 lần/năm.

+ 100% giảng viên có báo cáo chuyên đề hàng năm.

+ 100% giảng viên cơ hữu đạt yêu cầu về khối lượng giờ NCKH.

  • Hình thành đội ngũ chuyên gia trong các ngành đào tạo: 02 giảng viên có học hàm PGS, 2-3 nhóm nghiên cứu mạnh.
    1. Cơ sở vật chất
  • - 100% phòng thực hành của Khoa được quản lý tập trung, được quản trị qua máy chủ và cơ chế ảo hóa.
  • - Có phòng máy chủ lưu trữ bài tập lớn, đồ án tốt nghiệp và các công trình nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Các sản phẩm có thể truy cập được từ xa, cho phép khai thác hiệu quả các tài nguyên số của Khoa.
  • - Các phòng lab đáp ứng đủ nhu cầu nghiên cứu khoa học của giảng viên, tiến tới mỗi bộ môn sẽ có ít nhất 1 phòng lab chuyên sâu. Chất lượng máy móc, trang thiết bị và phần mềm đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên.
    1. Các hoạt động khác
    • Đẩy mạnh các họat động hợp tác và phát triển:

+ Hợp tác thường xuyên với 50 doanh nghiệp, 50% có quy mô > 300 nhân sự;

+ 50% sinh viên năm thứ 3, 4 đi tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp;

+ 40% GV tham gia các hội nghề nghiệp, 90% GV thực hiện kết nối, hợp tác với doanh nghiệp;

+ 20% học phần chuyên ngành có chuyên gia từ doanh nghiệp, giảng viên nước ngoài giảng dạy.

+ Hàng năm tổ chức tối thiểu 10 hội thảo chuyên môn, định hướng nghề nghiệp và kỹ năng làm việc cho sinh viên.

+ Kết nối tìm kiếm các cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên: 100 thông báo tuyển dụng, 1000 vị trí việc làm hàng năm.

    • Đa dạng hóa, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ người học:

+ Có 8-10 câu lạc bộ sinh viên, trong đó 6-8 câu lạc bộ học thuật.

+ 100% SV được tư vấn nghề nghiệp từ năm 2 bởi chuyên gia ngoài doanh nghiệp.

+ Duy trì và đổi mới các hoạt động của tuần lễ CNTT – IT Festival để thu hút sinh viên và doanh nghiệp tham gia.

  1. Giải pháp
    1. Giải pháp hoạt động đào tạo
  • - Áp dụng quy trình CDIO trong hoạt động phát triển và vận hành CTĐT. Nhân rộng và áp dụng đồng bộ các kết quả của đề án ABET cho các chương trình đào tạo khác trong Khoa. Triển khai thường xuyên các hoạt động tự đánh giá CTĐT và điều chỉnh CTĐT đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT trong nước và quốc tế.
  • - Đẩy mạnh áp dụng phương pháp dạy học kết hợp, dạy học trực tuyến, dạy học theo dự án, dạy học có sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia… nhằm phát huy vai trò chủ động tích cực của người học;
  • - Triển khai có hiệu quả các hoạt động khảo thí trong đánh giá năng lực người học theo chuẩn đầu ra.
  • - Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, phân tích dữ liệu phục vụ quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển thương hiệu.
  • - Đẩy mạnh hoạt động hợp tác với doanh nghiệp trong phát triển và vận hành chương trình đào tạo. Tăng cường hoạt động của giảng viên và sinh viên ra ngoài doanh nghiệp, thúc đầy doanh nghiệp cùng tham gia quá trình đào tạo.
    1. Giải pháp hoạt động khoa học và công nghệ
  • - Xây dựng các lab chủ chốt với quy mô tối thiểu 3 nhân sự giảng viên, 3-5 SV, HV và NCS, có cùng mục tiêu và động lực phát triển về khoa học và công nghệ.
  • - Tăng cường kết nối các nhà khoa học của Khoa với các Khoa khác trong Trường, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu bên ngoài thông qua phối hợp thực hiện chung các nhiệm vụ KHCN, tổ chức các hội thảo quốc gia, quốc tế.
  • - Giao chỉ tiêu hoạt động khoa học công nghệ có tính khả thi cho các bộ môn và lab.
  • - Kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học bằng việc ưu tiên các đề tài có sinh viên và học viên tham gia.
  • - Bồi dưỡng các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu, tổ chức tọa đàm khoa học mời các diễn giả có uy tín về trao đổi các vấn đề KHCN.
    1. Giải pháp về công tác tổ chức và đội ngũ
  • - Quy hoạch, đôn đốc, động viên và tạo điều kiện để giảng viên đi học NCS. Thành lập các nhóm NC, thúc đẩy hợp tác trong hoạt động NCKH để tiến sĩ hoàn thiện các điều kiện để có thể phong hàm PGS.
  • - Đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng thông qua các khóa ngắn hạn, công nghệ mới, các khóa tự đào tạo bồi dưỡng nội bộ.
  • - Duy trì và xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp thông qua hoạt động hỗ trợ thực tập, tuyển dụng, tham quan. Ngoài lãnh đạo Khoa, mỗi doanh nghiệp có 1 giáo viên và chuyên viên để thường xuyên liên hệ và triển khai các hoạt động hợp tác.
  • - Xây dựng bộ các tiêu chí đánh giá cho từng hoạt động, vị trí việc làm. Tiêu chí đánh giá chất lượng công việc cá nhân/bộ môn làm căn cứ đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, kiên thưởng, tuyên dương.
  • - Phân công khối lượng giảng dạy, nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học cụ thể cho từng bộ môn, giảng viên.
  • - Tăng cường sự phối hợp của Công đoàn bộ phận và Đoàn thanh niên trong việc xây dựng môi trường làm việc năng động, dân chủ, mở để thúc đẩy mỗi cán bộ viên chức phát huy hết năng lực của mình, đồng thời thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao, kinh nghiệm thực tiễn về công tác tại Khoa.
    1. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất
  1. - Quản lý và vận hành có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Hàng năm rà soát bảo trì, nâng cấp để các phòng máy hoạt động trơn tru. Đặc biệt ứng dụng cơ chế máy chủ tập trung và ảo hóa trong quản lý phòng máy nhằm đơn giản hóa khâu bảo trì.
  2. - Trang bị thêm ít nhất 1 phòng lab hiện đại, nghiên cứu khoa học có tính chất liên ngành. Phòng lab cần được trang bị các hệ thống máy chủ GPU, cho phép huấn luyện AI và phân tích dữ liệu, trang bị các thiết bị chuyên dụng, phục vụ việc thu thập thông tin, truyền dẫn dữ liệu và điều khiển.
  3. - Trang bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu cho từng học phần/nhóm học phần.
  4. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trang thiết bị, kế hoạch và tổ chức đào tạo thực hành thí nghiệm.
  5. - Đa dạng hóa cách bố trí các phòng thực hành, cho phép triển khai các phương pháp dạy-học khác nhau trên phòng máy.
  6. Các kiến nghị
    • Cho phép Khoa tuyển SV TN từ Khoa về tổ HCKT làm chuyên viên kỹ thuật, trợ giảng với định hướng nguồn bổ sung vào đội ngũ giảng viên khi đủ điều kiện.
    • Ưu tiên chuyển ngạch, vị trí làm việc cho các tiến sĩ CNTT, quy định về sinh hoạt chuyên môn của GV tại các Khoa đào tạo.
    • Đầu tư cơ sở vật chất chuyên sâu phục vụ đào tạo và NCKH.
    • Hỗ trợ kinh phí cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trên nền tảng trực tuyến của các hãng, trường đại học quốc tế.