Ngành nghề đào tạo

THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO THUỘC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THÔNG TIN CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO THUỘC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:

STT

Hệ đào tạo

Ngành/chuyên ngành

Mã số

Thời gian đào tạo

1

Thạc sỹ

Hệ thống thông tin

8480104

1.5 năm

2

Đại học

Công nghệ đa phương tiện7489001

4 năm

Công nghệ thông tin

7480201

Hệ thống thông tin

7480104

Khoa học máy tính

7480101

Kỹ thuật phần mềm

7480103

3

LT TC-ĐH

Khoa học máy tính

7480101

2.5 năm

4

LT CĐ-ĐH

Khoa học máy tính

7480101

1,5 năm

5

Cao đẳng

Công nghệ thông tin

6480201

3 năm

CHUÂN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO:

1. THẠC SỸ HỆ THỐNG THÔNG TIN

2. ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN

3. ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

4. ĐẠI HỌC HỆ THỐNG THÔNG TIN

5. ĐẠI HỌC KHOA HỌC MÁY TÍNH

6. ĐẠI HỌC KỸ THUẬT PHẦN MỀM

7. CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. NGÀNH THẠC SỸ HỆ THỐNG THÔNG TIN

1.1. Mục tiêu

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Thạc sỹ Hệ thống thông tin có thể:

+ Kiến thức:

PEO 1: Có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực hệ thống thông tin cũng như các kỹ năng thực hành phù hợp để có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên sâu.

PEO 2: Có kiến thức và kỹ năng thực hành tiên tiến mang tính chất chuyên sâu, được cập nhật các chủ đề mang tính thời sự, các hướng nghiên cứu mũi nhọn trong lĩnh vực hệ thống thông tin.

+ Kỹ năng:

PEO 3: Có khả năng nghiên cứu khoa học, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu, sử dụng được ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tế.

+ Mức tự chủ và trách nhiệm:

PEO 4: Có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến hệ thống thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.

1.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

- SO1: Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ sở ngành Hệ thống thông tin về dữ liệu, tri thức, mô hình hóa và thiết kế hệ thống để giải quyết vấn đề cơ bản trong lĩnh vực chuyên môn.

- SO2: Có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên sâu của ngành Hệ thống thông tin trong: quản trị hệ thống thông tin; đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin; phát triển hệ thống thông tin.

- SO3: Có khả năng phát hiện vấn đề trong khoa học và thực tiễn cũng như vận dụng tích hợp các kiến thức, kỹ năng, công cụ hiện đại của ngành Hệ thống thông tin và các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề và công bố kết quả.

- SO4: Có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến hệ thống thông tin.

1.3. Tiêu chí đánh giá

- PI1.1: Khả năng phân tích, thiết kế hệ thống thông tin ở mức chuyên sâu.

- PI1.2: Khả năng quản trị và phân tích dữ liệu.

- PI1.3: Khả năng biểu diễn, xử lý và quản trị tri thức.

- PI2.1: Khả năng quản trị hệ thống thông tin.

- PI2.2: Khả năng đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin.

- PI2.3: Khả năng phát triển hệ thống thông tin theo một trong các hướng: Hệ thống thông minh, Hệ thống phân tán, Hệ thống nhúng.

- PI3.1: Khả năng phát hiện vấn đề trong khoa học và thực tiễn.

- PI3.2: Khả năng vận dụng tích hợp các kiến thức, kỹ năng, công cụ hiện đại của ngành Hệ thống thông tin và các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề và công bố kết quả.

- PI4.1: Khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ.

- PI4.2: Khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến hệ thống thông tin.

GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN

1.1. Mục tiêu

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Công nghệ Đa phương tiện có thể:

- PEO1: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

- PEO2: Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- PEO3: Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của ngành học công nghệ đa phương tiện bao gồm kỹ thuật xử lý dữ liệu đa phương tiện và dữ liệu truyền thông, thiết kế đa phương tiện, lập trình tích hợp các thành phần đa phương tiện.

- PEO4: Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực đa phương tiện: Thiết kế các sản phẩm đa phương tiện. Tích hợp các tài nguyên đa phương tiện. Phát triển sản phẩm phần mềm sử dụng tài nguyên đa phương tiện.

- PEO5: Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.

1.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

- SO1: Phân tích được một vấn đề điện toán phức tạp, áp dụng các nguyên lý điện toán và các lĩnh vực liên quan khác để xác định giải pháp.

- SO2: Thiết kế, triển khai và đánh giá được một giải pháp sử dụng công nghệ đa phương tiện, công nghệ thông tin và truyền thông để đáp ứng yêu cầu xác định.

- SO3: Giao tiếp hiệu quả trong các ngữ cảnh khác nhau.

- SO4: Làm việc hiệu quả với vai trò là một thành viên hoặc người đứng đầu trong các nhóm kỹ thuật.

- SO5: Thiết kế, triển khai, đánh giá phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán cho trước bằng các công cụ và kỹ thuật của công nghệ thông tin.

- SO6: Nhận thức được về trách nhiệm nghề nghiệp, đánh giá được sự phù hợp của các hoạt động chuyên môn với các quy định pháp luật và nguyên tắc đạo đức.

- SO7: Có khả năng học tập suốt đời, có nhận thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật và sử dụng ngoại ngữ.

1.3. Chuẩn đầu ra cấp độ 3/ chỉ số đánh giá hiệu năng:

- PI1.1: Phân tích được một số bài toán tính toán phức tạp.

- PI1.2: Vận dụng được các nguyên lý tính toán và các chuyên ngành liên quan khác để xác định giải pháp cho các vấn đề điện toán phức tạp.

- PI2.1: Xây dựng được sản phẩm đa phương tiện đáp ứng yêu cầu cho trước sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- PI2.2: Triển khai được các giải pháp truyền thông đáp ứng yêu cầu cho trước sử dụng sản phẩm đa phương tiện, công nghệ thông tin và truyền thông.

- PI2.3: Đánh giá được giải pháp công nghệ đa phương tiện, công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu xác định.

- PI3.1: Viết được báo cáo kỹ thuật.

- PI3.2: Chuẩn bị và trình bày được bài thuyết trình.

- PI3.3: Giao tiếp bằng văn bản, lời nói trong môi trường làm việc phi kỹ thuật.

- PI4.1: Thiết lập được mục tiêu, các quy tắc và kế hoạch hoạt động nhóm.

- PI4.2: Thể hiện được vai trò, nhiệm vụ và khả năng phối hợp trong hoạt động nhóm.

- PI5.1: Thiết kế được sản phẩm phần mềm có sử dụng tài nguyên công nghệ đa phương tiện.

- PI5.2: Triển khai được sản phầm phần mềm có sử dụng tài nguyên công nghệ đa phương tiện.

- PI5.3: Đánh giá được sản phẩm phần mềm có sử dụng tài nguyên công nghệ đa phương tiện.

- PI6.1: Nhận định được trách nhiệm nghề nghiệp trong thực hành điện toán dựa trên các nguyên tắc pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

- PI6.2: Đánh giá được các tình huống trong thực hành điện toán dựa trên các nguyên tắc pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

- PI7.1: Lập và thực hiện kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm đối với nghề nghiệp, môi trường và xã hội

- PI7.2: Áp dụng được các kiến thức trong lĩnh vực khoa học xã hội để phát triển năng khiếu cá nhân.

- PI7.3: Giải thích được các khái niệm, nguyên lý, quy luật cơ bản của khoa học chính trị và pháp luật.

- PI7.4: Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ trung cấp bậc 3/6 (tương ứng với B1 khung Châu Âu).

1.4. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân Công nghệ đa phương tiện có thể công tác, làm việc trong các lĩnh vực sau:

- Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, cung cấp nội dung số, sản xuất game,...

- Các công ty truyền thông, thiết kế quảng cáo, điện ảnh, truyền hình,...

- Các công ty kinh doanh dịch vụ và các sản phẩm CNTT.

- Bộ phần truyền thông của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, trường học,...

- Bộ thông tin truyền thông, đài phát thanh, truyền hình, cơ quan báo chí,...

- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm tích hợp công nghệ đa phương tiện.

2. NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1. Mục tiêu

- PEO1: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng;

- PEO2: Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

- PEO3: Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới;

- PEO4: Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực công nghệ thông tin: quy trình và công cụ phát triển phần mềm, quản lý dự án công nghệ thông tin, đảm bảo chất lượng phần mềm, công nghệ đa phương tiện, thương mại điện tử, mạng máy tính, an toàn bảo mật thông tin... Có khả năng khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống mạng máy tính, phần mềm ứng dụng; quản trị hệ thống thông tin.

- PEO5: Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.
2.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo năng lực)

- SO1: Phân tích được một vấn đề điện toán phức tạp, áp dụng các nguyên lý điện toán và các lĩnh vực liên quan khác để xác định giải pháp;

- SO2: Thiết kế, triển khai và đánh giá được một giải pháp dựa trên máy tính để đáp ứng các yêu cầu điện toán phù hợp với ngành công nghệ thông tin;

- SO3: Có khả năng giao tiếp hiệu quả trong các môi trường làm việc khác nhau;

- SO4: Có khả năng làm việc hiệu quả với vai trò là một thành viên hoặc người đứng đầu trong các nhóm kỹ thuật;

- SO5: Có khả năng sử dụng các phương pháp tiếp cận có hệ thống để lựa chọn, phát triển, áp dụng, tích hợp và quản trị các công nghệ điện toán an toàn nhằm đáp ứng mục tiêu của người dùng;

- SO6: Nhận thức được về trách nhiệm nghề nghiệp, đánh giá được sự phù hợp của các hoạt động chuyên môn với các quy định pháp luật và nguyên tắc đạo đức;

- SO7: Có khả năng học tập suốt đời; có nhận thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật và sử dụng ngoại ngữ.

2.3. Chuẩn đầu ra cấp độ 3/ chỉ số đánh giá hiệu năng:

- PI1.1 Phân tích được một số vấn đề điện toán phức tạp.

- PI1.2 Vận dụng được các nguyên lý tính toán và các chuyên ngành liên quan khác để xác định giải pháp cho các vấn đề điện toán phức tạp.

- PI2.1 Thiết kế được giải pháp phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán đã cho bằng các công cụ và kỹ thuật của công nghệ thông tin.

- PI2.2 Triển khai được giải pháp phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán đã cho bằng các công cụ và kỹ thuật của công nghệ thông tin

- PI2.3 Đánh giá được giải pháp phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán đã cho bằng các kỹ thuật của công nghệ thông tin.

- PI3.1 Viết được báo cáo kỹ thuật.

- PI3.2 Giao tiếp bằng văn bản, lời nói trong môi trường làm việc phi kỹ thuật.

- PI3.3 Thiết lập được mục tiêu, các quy tắc và kế hoạch hoạt động nhóm.

- PI4.1 Thể hiện được vai trò, nhiệm vụ và khả năng phối hợp trong hoạt động nhóm.

- PI4.2 Áp dụng được quy trình để lựa chọn, phát triển và triển khai giải pháp công nghệ điện toán an toàn nhằm đáp ứng mục tiêu của người sử dụng.

- PI5.1 Vận dụng được quy trình để tích hợp hệ thống điện toán an toàn nhằm đáp ứng mục tiêu của người sử dụng.

- PI5.2 Áp dụng được quy trình để quản trị hệ thống điện toán an toàn nhằm đáp ứng mục tiêu của người sử dụng.

- PI5.3 Áp dụng được quy trình để quản trị hệ thống điện toán an toàn nhằm đáp ứng mục tiêu của người sử dụng.

- PI6.1 Nhận định được trách nhiệm nghề nghiệp trong thực hành điện toán dựa trên các nguyên tắc pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

- PI6.2 Đánh giá được các tình huống trong thực hành điện toán dựa trên các nguyên tắc pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

- PI7.1 Lập và thực hiện kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trách nhiệm đối với nghề nghiệp, môi trường và xã hội.

- PI7.2 Áp dụng được các kiến thức trong lĩnh vực khoa học xã hội để phát triển năng khiếu cá nhân.

- PI7.3 Sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ trung cấp bậc 3/6 (tương ứng với B1 khung Châu Âu).

- PI7.4 Giải thích được các khái niệm, nguyên lý, quy luật cơ bản của khoa học chính trị và pháp luật.
2.4. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân/kỹ sư ngành Công nghệ thông tin có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

- Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, cung cấp nội dung số, sản xuất Game, …;

- Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp;

- Các công ty kinh doanh dịch vụ và các sản phẩm CNTT, bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm;

- Bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, ngân hàng…;

- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

3. NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN

3.1. Mục tiêu
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Hệ thống thông tin có thể:
- MT1: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng;
- MT2: Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- MT3: Có hiểu biết sâu về kiến thức cơ sở nhóm ngành Máy tính và Công nghệ Thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới;
- MT4: Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực hệ thống thông tin: thương mại điện tử, hệ quản trị doanh nghiệp điện tử, hệ hỗ trợ quyết định, hệ thống nhúng, công nghệ đa phương tiện, tích hợp hệ thống... Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, tích hợp, triển khai, vận hành và nâng cấp hệ thống thông tin hay các thành phần của hệ thống thông tin bằng các phương pháp, công cụ, môi trường hiện đại;
- MT5: Có kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu trong môi trường làm việc liên ngành, đa quốc gia.
3.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo năng lực)
- Giải quyết được các bài toán cơ bản liên quan đến Toán giải tích, Đại số và Xác suất thống kê; các bài toán cơ bản thuộc cơ sở khối ngành Máy tính và Công nghệ thông tin.
- Vận dụng các kiến thức cơ bản thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Hệ thống thông tin vào việc thiết kế, xây dựng, tích hợp và vận hành các hệ thống thông tin
- Trình bày được các vấn đề về lý luận chính trị, khoa học xã hội, nhân văn; Sử dụng ngoại ngữ ở trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ (tương ứng với B1 khung Châu Âu).
- Xác định và phát biểu được bài toán, mô hình hóa bài toán, xác định phân tích các yếu tố định tính, định lượng, không chắc chắn và đề xuất giải pháp phù hợp.
- Phác thảo, nêu giả thiết, chọn lọc phương án khảo sát, triển khai thực nghiệm và thẩm định được kết quả.
- Có tư duy hệ thống: tư duy bao quát về hệ thống thông tin, xác định được nhiệm vụ trọng tâm, thứ tự ưu tiên, vấn đề nảy sinh và tương tác trong hệ thống thông tin, từ đó đưa ra các phương án tối ưu hóa giải pháp.
- Hình thành và thể hiện đức tính cá nhân và nghề nghiệp như: kiên trì, linh hoạt trong công việc; tiên phong, chấp nhận đương đầu rủi ro; giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; tự đánh giá và có ý thức tự học tập, rèn luyện suốt đời.
- Xác định và thực hiện tốt các trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp.
- Hình thành và xây dựng được chiến lược giao tiếp cũng như thuyết trình hiệu quả thông qua các phương tiện: văn bản, điện tử, đa truyền thông
- Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.
3.3. Ngoại ngữ, tin học: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
3.4. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Hệ thống thông tin, người học có thể làm việc tại:
- Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm...;
- Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp;
- Các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính;
- Bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, ngân hàng...;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin

4. NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

4.1. Mục tiêu
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Khoa học Máy tính có thể:

- PEO1: Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.
- PEO2: Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- PEO3: Có hiểu biết sâu về kiến thức cơ sở nhóm ngành Máy tính và Công nghệ Thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới;
- PEO4: Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực Khoa học Máy tính như: các lý thuyết liên quan tới Khoa học Máy tính; các kỹ thuật mô hình hóa bài toán, phân tích, thiết kế và đánh giá giải thuật; các công nghệ, kỹ thuật, giải thuật tính toán và xử lý thông tin; các quy trình và công cụ sản xuất phần mềm. Có khả năng thiết kế, mô hình hóa, xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin trên máy tính bằng các phương pháp, công cụ, môi trường hiện đại;

- PEO5: Có kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu trong môi trường làm việc liên ngành, đa quốc gia.
4.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
- SO1: Có khả năng phân tích vấn đề điện toán phức tạp và áp dụng các nguyên lý điện toán cũng như các lĩnh vực liên quan khác để xác định giải pháp

- SO2: Có khả năng thiết kế, triển khai và đánh giá một giải pháp dựa trên nền tảng điện toán để đáp ứng các yêu cầu phù hợp với ngành khoa học máy tính

- SO3: Có khả năng giao tiếp hiệu quả trong các môi trường làm việc khác nhau.

- SO4: Nhận thức được trách nhiệm nghề nghiệp và đưa ra các đánh giá sáng suốt trong thực hành máy tính dựa trên các nguyên tắc pháp lý và đạo đức.

- SO5: Có khả năng làm việc hiệu quả với vai trò là một thành viên hoặc người đứng đầu trong các nhóm kỹ thuật.

- SO6: Có khả năng áp dụng lý thuyết khoa học máy tính và các nguyên tắc cơ bản về phát triển phần mềm để đề ra các giải pháp dựa trên điện toán.

- SO7: Có khả năng học tập suốt đời, nhận thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật.

4.3. Chuẩn đầu ra cấp độ 3/ chỉ số đánh giá hiệu năng:

- PI1.1: Phân tích một vấn đề điện toán phức tạp bằng các phương pháp khoa học máy tính.

- PI1.2: Áp dụng các nguyên lý khoa học máy tính và các lĩnh vực liên quan khác để xác định giải pháp cho các vấn đề điện toán phức tạp.

- PI2.1: Thiết kế giải pháp phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán cho trước bằng các công cụ và kỹ thuật của khoa học máy tính.

- PI2.2: Triển khai giải pháp phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán cho trước bằng các công cụ và kỹ thuật của khoa học máy tính.

- PI2.3: Đánh giá giải pháp phần mềm đáp ứng các yêu cầu điện toán cho trước bằng các kỹ thuật của khoa học máy tính.

- PI3.1: Khả năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường kỹ thuật.

- PI3.2: Khả năng giao tiếp hiệu quả trong môi trường phi kỹ thuật.

- PI3.3: Khả năng thuyết trình hiệu quả.

- PI4.1: Khả năng nhận định trách nhiệm nghề nghiệp trong thực hành điện toán.

- PI4.2: Khả năng đánh giá các tình huống trong thực hành điện toán dựa trên các nguyên tắc pháp luật.

- PI4.3: Khả năng đánh giá các tình huống trong thực hành điện toán dựa trên đạo đức nghề nghiệp.

- PI5.1: Khả năng thành lập nhóm làm việc.

- PI5.2: Khả năng triển khai hiệu quả kế hoạch làm việc nhóm và đóng góp vào công việc nhóm.

- PI5.3: Khả năng điều phối nhóm làm việc hiệu quả với vai trò người đứng đầu.

- PI6.1: Áp dụng quy trình phát triển phần mềm để xây dựng giải pháp dựa trên máy tính.

- PI6.2: Ứng dụng lý thuyết khoa học máy tính trong việc tạo ra các giải pháp dựa trên máy tính.

- PI7.1: Lập và thực hiện kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- PI7.2: Giải thích được các khái niệm, nguyên lý, quy luật cơ bản của khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.
4.4. Ngoại ngữ, tin học: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
4.5. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa học máy tính, người học có thể làm việc tại:

- Các công ty sản xuất phần mềm: thiết kế, xây dựng và phát triển các hệ thống phần mềm; thiết kế giải thuật cho các phần mềm; tối ưu hóa các hệ thống phần mềm; phát triển các công nghệ xử lý dữ liệu và các hệ thống phần mềm thông minh; phát triển các hệ thống IoT;
- Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp; tư vấn các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất phần mềm;
- Các công ty phân phối và bảo trì về phần mềm và các thiết bị máy tính;
- Các bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp, trường học...có ứng dụng Công nghệ thông tin;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin.

5. NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM

5.1. Mục tiêu
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Kỹ thuật phần mềm có thể:
- MT1: Có hiểu biết về kinh tế, chính trị: có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng;
- MT2: Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- MT3: Có hiểu biết sâu về kiến thức cơ sở nhóm ngành Máy tính và Công nghệ Thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới;
- MT4: Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực công nghệ phần mềm: Quy trình phát triển phần mềm; Quản lý dự án phần mềm; Đảm bảo chất lượng phần mềm. Có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, kiểm soát và bảo trì hệ thống thông tin bằng các phương pháp, công cụ, môi trường hiện đại;
- MT5: Có kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu trong môi trường làm việc liên ngành, đa quốc gia.
5.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (theo năng lực)
- Giải quyết được các bài toán cơ bản liên quan đến Toán giải tích, Đại số và Xác suất thống kê; các bài toán cơ bản thuộc cơ sở khối ngành Kỹ thuật phần mềm.
- Vận dụng các kiến thức cơ bản thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm vào việc xây dựng, phát triển phần mềm và quản lý các dự án phần mềm
- Trình bày được các vấn đề về lý luận chính trị, khoa học xã hội, nhân văn; Sử dụng ngoại ngữ ở trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ (tương ứng với B1 khung Châu Âu).
- Xác định và phát biểu được bài toán, mô hình hóa bài toán, xác định phân tích các yếu tố định tính, định lượng, không chắc chắn và đề xuất giải pháp phù hợp.
- Phác thảo, nêu giả thiết, chọn lọc phương án khảo sát, triển khai thực nghiệm và thẩm định kết quả.
- Có tư duy bao quát về hệ thống phần mềm, xác định được nhiệm vụ trọng tâm, thứ tự ưu tiên, vấn đề nảy sinh và tương tác trong hệ thống phần mềm, từ đó đưa ra các phương án tối ưu hóa giải pháp.
- Hình thành và thể hiện đức tính cá nhân và nghề nghiệp như: kiên trì, linh hoạt trong công việc; tiên phong, chấp nhận đương đầu rủi ro; giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; tự đánh giá và có ý thức tự học tập, rèn luyện suốt đời.
- Xác định và thực hiện tốt các trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp.
- Hình thành và xây dựng được chiến lược giao tiếp cũng như thuyết trình hiệu quả thông qua các phương tiện: văn bản, điện tử, đa truyền thông
- Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.
5.3. Ngoại ngữ, tin học: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.

5.4. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm, người học có thể làm việc tại:
- Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm...;
- Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp;

- Các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính;
- Bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng... các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin;

- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.